Cờ lưỡng nghi

Tuyệt đỉnh Cờ Lưỡng Nghi – Khi Bàn Cờ Không Chỉ Là Cuộc Chiến

Kết nối với chúng tôi qua

Nếu bạn quan tâm hãy liên hệ với chúng tôi

    Tác giả: Kiều Văn Quảng – Hà Nội, Việt Nam

         Hỡi những người yêu cờ!
         Là một người con của Hà Nội, tôi luôn ấp ủ trong mình niềm đam mê với những trò chơi trí tuệ, nơi mỗi nước đi là một lần cân não, mỗi ván cờ là một câu chuyện. Và hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến các bạn một tuyệt tác của tư duy và chiến thuật – Cờ Lưỡng Nghi!
         Không giống với những quân cờ quen thuộc trên bàn cờ Vua hay cờ Tướng, Cờ Lưỡng Nghi mang trong mình một hơi thở hoàn toàn mới, một triết lý phương Đông sâu sắc thể hiện ngay trên từng quân cờ hai mặt – Chính diện và Phản diện. Đây không chỉ là cuộc đối đầu giữa hai phe, mà còn là sự chuyển hóa, tương hỗ đầy bất ngờ, hệt như vạn vật trong vũ trụ luân chuyển theo lẽ Âm Dương.
         Bàn cờ 9×9 ô vuông rộng lớn là chiến trường, với những khu vực đặc biệt như Hoàng Thành – nơi Vua và Sỹ ban đầu ngự trị, và Đường Trung Hòa cùng điểm Thái Cực đầy ý nghĩa ở trung tâm. Mỗi bên sở hữu 18 quân cờ đa dạng, từ Vua, Sỹ, Tượng, Mã, Xe, Tốt quen thuộc đến những quân cờ làm nên linh hồn của Cờ Lưỡng Nghi: Quân Nghi và Quân Trung.
         Quân Nghi – biểu tượng của sự chuyển hóa – là điểm nhấn độc đáo nhất! Quân cờ này không trực tiếp tiêu diệt quân đối phương mà có khả năng lật mặt, biến quân địch thành quân ta chỉ bằng một nước đi chiến thuật, có sự hỗ trợ của quân “mồi nhử” của phe mình. Tưởng chừng như mất mát một quân, nhưng chỉ trong chớp mắt, cán cân lực lượng có thể đảo chiều một cách ngoạn mục! Quân Nghi còn có thể lật quân Trung thành quân Tốt, hay thậm chí là “chiếu” Vua đối phương theo cách rất riêng.
         Rồi quân Trung – một quân cờ trung lập đầy bí ẩn khi bắt đầu ván đấu. Trung không thuộc về ai, nhưng lại có thể trở thành quân Tốt mạnh mẽ dưới tác động của quân Nghi. Sự tồn tại hay biến mất của quân Trung cũng ảnh hưởng đến luật di chuyển của Vua và Sỹ, tạo nên những pha “phá vỡ giới hạn” đầy kịch tính khi Vua và Sỹ có thể tiến sang thẳng Hoàng Thành của đối phương dưới những điều kiện nhất định.
         Cờ Lưỡng Nghi không chỉ dừng lại ở việc chiếu hết Vua đơn thuần. Trò chơi còn có khái niệm “Chiến thắng tuyệt đối” đầy thử thách, đòi hỏi người chơi phải đạt được một tổ hợp các điều kiện phức tạp liên quan đến việc kiểm soát quân Nghi, quân Trung và đưa Vua về vị trí Thái Cực. Điều này mở ra những mục tiêu chiến lược đa dạng và những ván cờ căng thẳng đến nghẹt thở.
         Với bàn cờ rộng hơn, số lượng quân cờ phong phú và những cơ chế di chuyển, tương tác độc đáo, Cờ Lưỡng Nghi chắc chắn có chiều sâu chiến thuật không thua kém gì Cờ Vua, thậm chí còn mang đến những biến thể và tình huống độc đáo mà bạn chưa từng thấy.
         Hãy tạm gác lại những nước cờ quen thuộc, mở lòng đón nhận Cờ Lưỡng Nghi để khám phá một thế giới cờ hoàn toàn mới – nơi trí tuệ và sự sáng tạo được thử thách không ngừng, nơi mỗi quân cờ đều mang trong mình tiềm năng lật ngược thế cờ. 
         Cờ Lưỡng Nghi – hơn cả một trò chơi, đó là một hành trình khám phá sự cân bằng, chuyển hóa và đỉnh cao của tư duy chiến lược. Hãy cùng trải nghiệm và cảm nhận!

    Bàn cờ và các khu vực trên bàn cờ

    Bàn cờ và các quân cờ Lưỡng Nghi

    Bàn cờ và các quân cờ Lưỡng Nghi

    Bàn cờ gồm 9 hàng và mỗi hàng có 9 ô vuông được tô màu xen kẽ. Mỗi ô vuông là một ô cờ, được đánh số theo chiều dọc từ 1÷9 và chiều ngang từ A÷I. Tổng cộng có 81 ô cờ.

    Hoàng Thành của bên đỏ và bên xanh

    Hoàng Thành của bên đỏ và bên xanh

    Bàn cờ quy định khu vực Hoàng Thành của từng bên, Hoàng Thành là khoảng không gian 5×5 ô cờ, được giới hạn bởi 5 ô vuông ngang và 5 ô dọc. Hoàng Thành là không gian di chuyển của Vua.

    Đường Trung Hòa

    Đường Trung Hòa

     

    Đường Trung Hòa: là phần giao nhau của khu vực Hoàng Thành của 2 bên, là khoảng không gian gồm 5 ô cờ. Hai đối thủ được sắp xếp ở 2 bên trái-phải của đường Trung Hòa.

    Điểm Thái Cực

    Thái Cực

     

    Vị trí chính giữa bàn cờ gọi là Thái Cực. Thái Cực cũng là trung điểm của đường Trung Hòa.

     

     

     

    Các loại quân

    Mặt chính diện và phản diện của quân cờ

    Quân cờ dạng hình trụ ngắn, có 2 mặt là mặt Chính diện và Phản diện. Mặt Chính diện được bao quanh bởi một vòng tròn, mặt Phản diện được bao quanh bởi một hình vuông. Mặt chính diện mang màu của mình, mặt phản diện có màu của bên đối phương.

    Tổng cộng bàn cờ có 36 quân cờ, mỗi bên có 18 quân cờ. Có 8 loại quân cờ bao gồm: Vua, Nghi, Trung, Sỹ, Tượng, Mã, Xe, Tốt.

    Số lượng quân cờ của mỗi bên như sau:

    STT Loại quân Số lượng
    1 Vua 1
    2 Nghi 1
    3 Trung 1
    4 Sỹ 2
    5 Tượng 2
    6 2
    7 Xe 2
    8 Tốt 7
    Tổng 18

    Vua

    Vua là quân cờ quan trọng nhất, người chơi cần bảo vệ cho Vua không để đối phương ăn mất. Vua nằm ở chính giữa hàng dưới (vị trí E1 bên đỏ và E9 bên xanh).

    Vua

    Vua di chuyển và ăn quân cờ của đối phương theo đường thẳng và chéo trong khu vực Hoàng Thành của mình, mỗi lần được phép di chuyển một ô cờ.

    Hướng dịch chuyển của Vua
    Chiều di chuyển và tác động của Nghi

    Chiều di chuyển và tác động của Nghi

    Chiều di chuyển và tác động của Nghi

    Nghi đỏ lật Mã xanh thành Mã đỏ với mồi nhử là Tượng đỏ

    Nghi đỏ chiếu Vua xanh

    Nghi đỏ chiếu Vua xanh

    Nghi

    Nghi là quân cờ đặc trưng của cơ Lưỡng Nghi, tạo nên sự khác biệt của trò chơi này với các môn cờ khác. Nghi dùng để chuyển hóa quân cờ của đối phương thành quân cờ của mình. Mỗi bên có 1 quân Nghi, nằm ở vị trí E3 bên đỏ và E7 bên xanh

    Nghi đỏ và Nghi xanh
    Nghi đỏ và Nghi xanh

    Nghi di chuyển và tác động theo đường thẳng và đường chéo của bàn cờ, không giới hạn phạm vi di chuyển. Nghi không ăn quân cờ của đối phương, chỉ lật mặt quân cờ của đối phương để chuyển hóa thành quân cờ bên mình và quân cờ bị chuyển hóa vẫn đứng yên tại vị trí cũ.

    Để chuyển hóa quân cờ đối phương thành của mình, giữa quân cờ đối phương và Nghi phải có 1 quân cờ mồi nhử là quân cờ của mình và chỉ được phép có 1 quân cờ này mới có tác dụng lật mặt.

    Đối phương cũng có thể dùng Nghi để lật quân cờ này lại nếu đủ điều kiện. Trong trường hợp 2 bên cùng lật 1 quân cờ thì bên lật trước không được phép lật quá 3 lần và phải đi nước cờ khác

    Nghi cũng dùng để lật Trung thành quân Tốt của mình.

    Nghi đỏ lật Trung đỏ thành Tốt đỏ
    Nghi đỏ lật Trung đỏ thành Tốt đỏ

    Nghi cũng dùng để chiếu Vua của đối phương, giống như để lật mặt quân cờ đối phương, cần có mồi nhử là quân cờ của mình.

    Nghi cũng dùng để chiếu Vua của đối phương, giống như để lật mặt quân cờ đối phương, cần có mồi nhử là quân cờ của mình. Nghi bị các quân cờ của đối phương ăn bình thường như các quân cờ khác nhưng không bị lật bởi Nghi của đối phương.

    Tốt

    Tốt là quân cờ đông đảo nhất trên bàn cờ với số lượng là 7 quân cho mỗi bên. Tốt được sắp xếp ở hàng trên trước mặt Vua, bảo vệ Vua và các quân cờ phía sau.

    Tốt
    Tốt

    Tốt đỏ xếp hàng tại các vị trí: A2, B2, D2, F2, G2, H2, I2.
    Tốt xanh xếp hàng tại các vị trí: A8, B8, D8, F8, G8, H8, I8.

    Tốt di chuyển thẳng về phía trước theo một ô cờ và ăn quân cờ đối phương theo đường chéo trong phạm vi một ô cờ.

    Vị trí tốt trên bàn cờ

    Vị trí tốt trên bàn cờ

    Mặt chính diện và phản diện của quân Trung đỏ

    Mặt chính diện và phản diện của quân Trung đỏ

    Mặt chính diện và phản diện của quân Trung xanh

    Mặt chính diện và phản diện của quân Trung xanh

    Trung

    Trung là quân cờ Trung lập, khi bắt đầu cuộc chơi, quân cờ Trung lập như là một người thứ ba, không tham gia vào cuộc cờ. Mỗi bên có một quân Trung, Trung đỏ nằm ở vị trí C5 và Trung xanh ở vị trí G5

    Khi Trung đang ở trạng thái trung lập, người chơi không được phép di chuyển hoặc dùng để làm mồi nhử cho Nghi.

    Quân Trung có 2 mặt cùng một màu, mỗi bên có 1 quân Trung, người chơi có thể dùng Nghi với mồi nhử để lật mặt quân Trung này và chuyển hóa thành quân Tốt của mình. Đối phương dùng Nghi để lật mặt trở lại thì quân Tốt này lại trở lại trạng thái Trung lập.

    Khi dùng Nghi và mồi nhử để lật quân Trung thành quân Tốt của mình, thì quân Tốt này di chuyển như quân Tốt bình thường.

    SỸ

    Sỹ là quân cờ quan trọng với Vua, bảo vệ Vua, che chắn cho Vua. Mỗi bên có hai quân Sỹ, nằm ở hai bên trái-phải của Vua, tương ứng với các vị trí D1 – F1 bên đỏ và F9-D9 bên xanh.

    Cũng giống như Vua, Sỹ di chuyển và ăn quân cờ của đối phương theo đường thẳng và chéo trong khu vực Hoàng Thành của bên mình, mỗi lần được phép di chuyển một ô cờ. Khi hai quân cờ Trung lập không còn xuất hiện trên bàn cờ( đã bị tiêu diệt hoặc không còn ở trạng thái Trung lập) thì Sỹ được phép di chuyển sang Hoàng Thành của đối phương.

    Sỹ là quân cờ đặc biệt trung thành, khi Sỹ và Vua tiếp giáp với nhau thì Sỹ không bị Nghi của đối phương chuyển hóa lật mặt. Chỉ khi không tiếp giáp với Vua, Sỹ mới bị lật mặt chuyển hóa thành quân cờ của đối phương. Quân Sỹ đã bị chuyển hóa này sẽ không bị giới hạn di chuyển trong khu vực Hoàng Thành.

    Mặt chính diện và phản diện của quân Sỹ xanh

    Mặt chính diện và phản diện của quân Sỹ xanh

    Cách thức và phạm vi di chuyển của quân Sỹ

    Cách thức và phạm vi di chuyển của quân Sỹ

    Mặt chính diện và phản diện của quân Trung xanh

    TƯỢNG

    Đại diện cho lực lượng tượng binh-chiến binh voi. Mỗi bên có hai quân Tượng, được xếp tại vị trí C1-G1 bên đỏ và C9-G9 bên xanh.

    Mặt chính diện và phản diện của quân Tượng xanh
    Mặt chính diện và phản diện của quân Tượng xanh

    Tượng di chuyển và ăn quân theo đường chéo, không giới hạn phạm vi.

    Mã tiên phong- đại điện lực lượng kỵ binh tiên phong, quân cờ linh hoạt và mạnh mẽ, mỗi bên có hai quân Mã, được xếp ở vị trí B1 và H1 với bên đỏ và B9-H9 với bên xanh.

    Mặt chính diện và phản diện của quân Mã xanh
    Mặt chính diện và phản diện của quân Mã xanh

    Mã di chuyển và ăn quân đối phương trong khoảng hai ô cờ theo hình chữ L.

    Cách thức và phạm vi di chuyển của Mã

    Cách thức và phạm vi di chuyển của Mã

    Xe

    Xe là quân mạnh mẽ và linh hoạt với phạm vi di chuyển không giới hạn. Xe được xếp ở vị trí A1 – I1 với bên đỏ và A9 – I9 với bên xanh.

    Mặt chính diện và phản diện của quân Xe đỏ
    Mặt chính diện và phản diện của quân Xe đỏ

    Xe di chuyển theo đường thẳng theo hàng ngang và hàng dọc trên khắp bàn cờ.

    Một số quy định khác về luật chơi

    Nước Hóa (Phong)

    Khi đưa được quân Tốt xuống vị trí hàng cuối cùng của bàn cờ bên đối phương thì có thể Hóa (Phong) thành một trong các quân cờ đã bị loại khỏi bàn cờ. Hóa (phong) được tính là một nước đi và phải chờ sau khi đã xuống ô cờ đó.
    Không bắt buộc phải thực hiện nước Hóa (Phong) ngay khi Tốt xuống được hàng dưới cùng của đối phương, người chơi tự lựa chọn tời điểm thích hợp để thực hiện Hóa.
    Nếu Hóa(Phong) quân Tốt bằng quân Sỹ thì quân Sỹ này được phép di chuyển tự do trên bàn cờ.

    Các trường hợp đặc biệt

    Trường hợp bình thường Vua và Sỹ của 2 bên không được phép vượt qua đường Trung hòa để sang Hoàng Thành đối phương. Nếu trên bàn cờ quân cờ Trung lập không xuất hiện hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn thì Vua và Sỹ được phép đi sang Hoàng Thành của đối phương. Hoặc khi cả hai quân Nghi đều đã bị tiêu diệt thì Vua và Sỹ của hai bên đều được phép đi sang Hoàng Thành của đối phương.

    Phân định thắng-hòa-thua

    Chiến thắng thông thường

    • Khi vua của đối phương không thể di chuyển được nữa
    • Đối phương chủ động xin thua.
    • Người thắng được tính 3 điểm trận, người thua được 0 điểm

    Chiến thắng tuyệt đối

    Chiến thắng tuyệt đối xảy ra khi tổ hợp các điều kiện sau:

    • Ăn được quân Nghi của đối phương
    • Vị trí quân Nghi của đối phương không có quân cờ nào choán chỗ.
    • Quân Nghi bên mình vẫn còn và được đưa về vị trí ban đầu.
    • Hai quân Trung vẫn ở trạng thái Trung và giữ nguyên vị trí ban đầu.
    • Đưa được Vua của mình về vị trí Thái Cực.

    Hòa

    • Khi không thể chiến thắng, hai bên đồng ý hòa, không thể chiến thắng trong thời gian cho phép.
    • Trận cờ Hòa mỗi người chơi được tính 1 điểm trận.

    LIÊN HỆ VỚI TÔI

    Nếu bạn quan tâm hãy liên hệ và gửi thông tin cho tôi để được hỗ trợ và tham gia trò chơi.

    Trò chơi này khác gì so với cờ tướng?

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.